3. Skype Interview round

[Bài này tương đối ngắn. Mình không có nhiều thời gian, catch up môn Triết khó kinh khủng, nên đành xin lỗi những ai trông chờ vào một thứ gì đó chi tiết vậy. Mình biết là có những người đã đợi rất lâu, đang rất bối rối và sợ hãi, nhưng mình chỉ muốn nói rằng: vòng này chẳng có gì phải sợ cả… Chưa đến lúc đấy đâu…]


I. MỘT VÀI NÉT CHÍNH:

  Thật ra vòng này cũng không có gì nhiều để viết cả, một phần là vì mình cũng chẳng nhớ gì, phần khác là mình cũng chẳng tốn mấy công sức để chuẩn bị cho nó. Năm mình là năm đầu tiên có phỏng vấn qua Skype, nên đừng tốn công hỏi các anh chị khóa trước mình làm gì. Cứ hiểu rằng vòng này cho thêm để tăng cơ hội cho mọi người vậy, để những ai kỹ năng viết hay văn vẻ gì đấy không tốt lắm thì có cái để mà gỡ điểm.

  Interviewer sẽ là một alumni nào đó, rồi các anh chị ấy sẽ viết cho mình thêm một thư giới thiệu nữa đính kèm vào bộ hồ sơ. Phong cách phỏng vấn của từng người là khác nhau, nên chắc chắn là nội dung câu hỏi cũng khác nhau, thời gian và yêu cầu cũng thế.

  Người phỏng vấn mình là anh Châu Thanh Vũ – alumni UWC USA ‘11 – cũng khá thú vị khi mình và anh ấy có nhiều điểm chung phết, kiểu hai anh em cùng từng được giải Nhì tin Quốc gia, cũng từng suýt vào vòng 2, rồi giờ là cùng được vào UWC vùng North America, và target của mình bây giờ cũng giống với anh Vũ ngày xưa, MIT (chỉ mong là cũng đạt được giống như anh ấy…).

  Phong cách của anh Vũ là nhỏ nhẹ thoải mái dễ gần. Tuy nhiên, cũng phải note một tí là tổng số thí sinh trong vòng Skype Interview năm ngoái chỉ có 40 (và lấy 29 người vào vòng cuối), mỗi anh chị chỉ cần phỏng vấn và viết LOR cho 4 người, năm nay số thí sinh trong vòng này tăng lên đâu đó 130 (mình nghe loáng thoáng thế, cũng sốc phết, và mình cũng không biết vòng cuối sẽ có bao nhiêu người đâu nhé…), nên mỗi anh chị sẽ phải phỏng vấn nhiều người hơn, và đương nhiên là ai cũng sẽ khó tính hơn.

  Dẫu thế, nhìn chung phong cách của anh Vũ vẫn là nhẹ nhàng thoải mái dễ gần thôi…

  Năm ngoái khi bọn mình – những đứa vào Direct Interview Round – gặp nhau thì cũng chia sẻ tí chút về vòng này. Có những anh chị chỉ phỏng vấn trong đúng 15 phút, cực kỳ ngắn gọn, nên phải trả lời thật nhanh và đúng trọng tâm. Có người cực kỳ nghiêm túc, kiểu vừa phỏng vấn vừa phê bình luôn ấy, khá là hãi. Anh Vũ thì cho mình khoảng 30-45 phút, rồi hai anh em cứ ngồi chém gió thôi, mình nói thì khá chậm, nhưng mình nghĩ là mình căn thời gian chuẩn phết…

   AH VỪA NHẬN ĐƯỢC THÔNG TIN NĂM NAY AI CŨNG PHỎNG VẤN TỪ 45-60 PHÚT. RẤT DÀI NÊN CỨ BÌNH TĨNH ĐI! :))

  Một lưu ý nho nhỏ là hầu hết mọi người sẽ yêu cầu khi phỏng vấn là phỏng vấn bằng tiếng Anh, tuy nhiên, mình nghĩ quyền quyết định là do cá nhân mình. Ví dụ như mình phải nói trước với anh Vũ một cách thiết tha là tiếng Anh của em kém lắm cho em phỏng vấn bằng tiếng Việt nhé anh blah blah, nói trước vài ngày. Mình không nghĩ là chuyện này quá ảnh hưởng đến đánh giá của interviewer, vì đây vẫn là vòng để Hội đồng Tuyển sinh nắm bắt được con người và tiềm năng của mình thôi. Khả năng tiếng Anh sẽ bị đánh giá ở vòng sau.


II. CÓ NHỮNG CÂU HỎI GÌ?

  1. Giới thiệu ngắn gọn về bản thân.
    Tùy từng người, câu này có thể được trả lời trong vòng 2-5 phút. Tốt nhất là giới thiệu họ tên trường lớp; sở thích – nên tìm những sở thích đặc biệt và chắc chắn về nó (ví dụ như nếu mình thích cà rốt cà pháo khoai lang khoai tây thì không nên nói ra, hoặc mình thích chính trị mà không quá hiểu biết thông thuộc về nó thì cũng không nên nói ra); sở trường (cái mà khiến mình đặc biệt); điểm mạnh; có thể nói cả sở đoản và điểm yếu; nếu còn thời gian thì có thể nói một cái gì đấy tuyệt đối fun-fact về bản thân mình (cái này có thể không deep, nhưng mà phải fun…)
  2. Biết đến UWC như thế nào?
    Sau khi trả lời câu đấy, tốt nhất nên nói thêm tại sao em thích UWC, em muốn nhận được gì và muốn đóng góp gì blah blah, nghĩa là tóm tắt lại bài luận và/hoặc chèn thêm một số ý mới mà trong bài luận chưa đề cập đến.
  3. Các câu hỏi về gia đình, tuổi thơ,…
    Mục đích là để hiểu hơn về tâm hồn và con người mình, cùng background đã tạo nên mình của ngày hôm nay, thế thôi. Trả lời càng thật càng tốt, vì mấy thứ này mà hư cấu thì dễ nhận ra lắm.
  4. Câu hỏi về education.
    Đơn giản là kiểu mình có đam mê đặc biệt với một môn nào đấy không, có thành tích gì đặc biệt không. Điểm mạnh và điểm yếu của môi trường giáo dục mà mình đang theo học.
  5. Thất bại lớn nhất từ bé đến giờ là gì? Niềm vui lớn nhất từng được nhận là gì? Khoảnh khắc khó khăn nhất phải vượt qua là gì?
    Nên tập trung vào một khoảng thời gian nhất định, một sự kiện nhất định, tốt nhất nên là thứ gì đó bật ra ngay đầu tiên trong đầu, vì đó là thứ để lại ấn tượng sâu sắc nhất. Nếu cần thì hãy giải thích tại sao lại thế, mà thường thì không cần thiết vì cảm xúc là thứ dễ đồng cảm.
    Deep hơn một chút nữa, ai đó có thể sẽ hỏi: Điều gì là quan trọng nhất đối với mình?
  6. Đã từng tham gia các hoạt động ngoại khóa nào?
    Nếu những hoạt động ngoại khóa mình tham gia rất ít thì cũng nên có một vài thứ gì đó, kể cả làm văn nghệ trong lớp cũng được, và nên có lý do cho việc đó (như là mình chú trọng vào việc học quá vân vân). Hãy nhớ rằng sự cân bằng là vô cùng quan trọng, nếu có quá nhiều hoạt động ngoại khóa thì cũng phải giải thích về sự xao lãng học tập, và ngược lại. Và nếu thế thì ở cuối câu trả lời nên nói rằng em muốn thay đổi :”)
    Ah mà nếu không muốn thay đổi thì cũng totally fine, miễn là giải thích được nó một cách thuyết phục. Người có quan điểm khác với đám đông không phải hiếm đến thế. Không liên quan lắm mà cùng khóa với mình có một bạn đến từ Pakistan cực kỳ ghét Malala – cô gái người Pakistan giành được Nobel Hòa Bình năm 2014 khi mới 17 tuổi. Và lý do của bạn ấy rất thú vị và cũng chính đáng phết.
  7. Kế hoạch tương lai.
    Nói tóm lại cái này như kiểu bài luận 2 rút gọn vậy. Thi thoảng mình nghĩ là nên thực tế, kiểu như nên đam mê thứ nằm trong khu vực sở thích và sở trường của mình. Nhưng rồi mình lại nghĩ là “Be hungry. Be foolish.” Có thể specific như mình ngày trước, mình còn nói là mình muốn vào trường nào, rồi muốn làm gì, muốn dùng bao nhiêu thời gian cho cái nọ cái kia, muốn phát triển ở những lĩnh vực nào. Hoặc có thể không, hình như có bạn chỉ bảo “Em muốn trở thành change-maker”…
    Tuy nhiên, theo phong cách UWC, đi cùng câu hỏi này sẽ là vài câu hỏi kiểu cái nhìn của em về hướng phát triển của nghề nghiệp này trong tương lai và tình trạng hiện tại và cách đổi mới và blah blah.
  8. Một vài câu hỏi tình huống, nếu còn thời gian…
  9. Em có gì muốn hỏi anh/chị không?
    Tốt nhất là có…

III. THAT’ALL. GOOD LUCK AND HAVE FUN!

   Bài về Dirict Interview có lẽ sẽ có vào cuối tháng 10. Giờ mình phải đi làm bài tập của English B cái đã.

4 thoughts on “3. Skype Interview round

  1. Em cảm ơn chị về lời khuyên hữu ích ạ:)) em đọc thấy cũng vui lắm! Em chúc chị luôn nỗ lực hết mình trong học tập và cuộc sống ạ!:)) (just a little thank) thank you!

    Liked by 1 person

  2. Em cảm ơn chị nhiêu với những lời chia sẻ của chị ạ. Đợt này em rất lo vì người phỏng vấn em yêu cầu phải nói Tiếng Anh hết, nhưng em vẫn sẽ cố gắng thể hiện hết sức mình ạ :). Càng ngày em càng yêu Pearson nhiều hơn khi xem đoạn video các chị hát bài “Bà tôi” :))))

    Like

Leave a comment